Trong thực tế lập công thức Excel thì đa số các công thức đó đều kèm theo các điều kiện tính toán, điều kiện logic, khi đó nếu người dùng thực hiện phép so sánh sai thì sẽ dẫn đến công thức lỗi hoặc kết quả công thức trả về sai. Bài viết chia sẻ một số lỗi hay gặp khi thực hiện các phép tính so sánh trong Excel

Trường hợp 1: Sai dấu so sánh

Lỗi này xảy ra do người dùng gõ lộn thứ tự như: Lớn hơn hoặc bằng (>=) thì lại viết là =>, nhỏ hơn hoặc bằng (<=) thì lại viết là =<, khác (<>) thì lại gõ thành >< hoặc #

Trường hợp 2: So sánh 2 đầu

Vi dụ: Từ 1 đến 10 thì trong công thức viết là: 1<=A1<10

Trường hợp này hay gặp với những người mới tiệp cận Excel hoặc chưa dùng nhiều đến công thức xét điều kiện nên tư duy vận dụng như toán học lúc hồi nhỏ được học. Trong trường hợp này thì phải thay thế bằng hàm AND. Cấu trúc: AND(A1>=1,A1<10)

Trường hợp 3: So sánh sai kiểu giá trị

Lỗi này thường là do người dùng không nhập đúng kiểu giá trị trong dữ liệu hoặc giá trị so sánh không đúng kiểu. Ví dụ như:

- Tài khoản kế toán là text, được nhập liệu định khoản là text nhưng khi đưa vào so sánh thì giá trị tài khoản không được đặt trong nháy kép. Sai: A1=111, Đúng: A1="111"

- Giá trị văn bản không đưa vào nháy kép. Sai: A1=Nữ, Đúng: A1="Nữ"

- So sánh giá trị số (number) đưa vào nháy kép. Sai: A1>"10", Đúng: A1>10

- So sánh giá trị ngày tháng (kiểu date). Sai: A1<=31/12/2022, Đúng: A1<=DATE(2022,12,31)

Trong trường hợp này người dùng nên dùng hàm ISTEXT để kiểm tra kiểu giá trị của dữ liệu. Nếu trả về TRUE thì dữ liệu kiểu TEXT và FALSE thì không phải kiểu TEXT. Từ đó đưa dấu vào công thức hoặc convert lại dữ liệu để đảm bảo mức độ chuẩn xác nhất

Ví dụ như hình ảnh: Dữ liệu ngày tháng nhưng kết quả kiểm tra là Text

- Hướng dẫn convert ngày tháng dạng text sang dạng Date chuẩn: TẠI ĐÂY

- Hướng dẫn Convert con số dạng text sang dạng Number chuẩn: TẠI ĐÂY

- Hướng dẫn chuyển con số sang dạng Text: TẠI ĐÂY

- Hướng dẫn chuyển ngày tháng sang dạng text: TẠI ĐÂY

Trường hợp 4: So sánh sai trong hàm SUMIF, SUMIFS, COUNTIF, COUNTIFS, AVERAGEIF, AVERAGEIFS, MAXIFS, MINIFS

Các dấu so sánh trong các hàm này phải được đặt trong dâu nháy kép, nếu người dùng ko đặt trong dấu nháy kép thì công thức sẽ báo lỗi.

Vi dụ: Sai: =SUMIFS(C:C,B:B,>10), Đúng: =SUMIFS(C:C,B:B,">10")

Trường hợp 5: Điền thiếu tham số hàm IF

Khi hàm IF điền thiếu tham số Value_if_true hoặc value_if_false thì mặc định sẽ trả về giá trị TRUE hoặc FALSE. Kết quả công thức trả về là sẽ có dòng trả về kết quả  bình thường, có dòng trả về TRUE hoặc FALSE

Trường hợp này người dùng cần kiểm tra lại từng hàm IF bên trong, hoặc ngắt khối công thức để dễ kiểm tra hơn.


Liên hệ tư vấn khóa học Excel cho người đi làm & đặt hàng đào tạo tại doanh nghiệp

{Đt Zalo} - 038 696 1334


0 Comment:

Đăng nhận xét

Excel Thỉnh Vũ. Được tạo bởi Blogger.