Nhóm hàm văn bản và chuỗi ký tự trong Excel (Phần 1)
Nhóm hàm về chuỗi văn bản trong Excel là một nhóm hàm khá thú vị. Có những tình huống rất dễ để hiểu và nhớ hàm, nhưng có những tình huống rất khó như: Tách chuỗi ký tự, tìm kiếm...
Nhóm hàm văn bản trong Excel gồm có các hàm tiêu biểu như: LEFT, RIGHT, MID, LEN, TRIM, UPPER, PROPER, LOWER, FIND, SEARCH, SUBSTITUTE, REPLACE, REPT, T, TEXT. Đối với Office phiên bản cao hơn thì có các hàm bổ trợ như: TEXTJOIN, CONCAT, LET
1. Đặc điểm nhận dạng giá trị văn bản trong Excel
- Excel mặc định giá trị văn bản đứng bên trái của ô.
- Đối với dữ liệu con số, ngày tháng, thời gian mà nhập ở dạng văn bản thì thường có dấu nháy đơn (') ở trước hoặc Excel sẽ có cảnh báo màu xanh ở góc trên cùng bên tay trái của ô.
2. Các hàm văn bản có 1 tham số trong Excel
- Hàm LEN: Là hàm đo độ dài chuỗi ký tự của 1 ô. Kết quả hàm này trả về là 1 con số => Tức số ký tự trong ô đó. Cấu trúc của hàm LEN là: =LEN(text).
Ví dụ: =LEN("Excel Thỉnh Vũ") sẽ được kết quả trả về là 15. Trong đó khoảng trống (Space) cũng là ký tự
- Hàm UPPER: Là hàm chuyển đổi chuỗi ký tự của 1 ô sang chữ in hoa. Kết qua rhàm này trả về là 1 chuỗi ký tự được viết hoàn toàn bằng chữ in hoa. Cấu trúc của hàm UPPER là: =UPPER(text).
Ví dụ: =UPPER("Excel Thỉnh Vũ") sẽ được kết quả trả về là: EXCEL THỈNH VŨ
- Hàm PROPER: Là hàm chuyển đổi chuỗi ký tự của 1 ô sang chuỗi văn bản có chữ cái đầu tiên của mỗi từ được viết hoa, các chữ cái còn lại sẽ được viết thường. Cấu trúc hàm PROPER là: =PROPER(text)
Ví dụ: =PROPER("eXcel thỉnh vũ") sẽ được kết quả trả về là: Excel Thỉnh Vũ
- Hàm LOWER: Là hàm chuyển đổi chuỗi ký tự của 1 ô sang toàn bộ là chữ thường. Kết quả hàm này trả về là một chuối kỹ tự hoàn toàn được viết thường. Cấu trúc của hàm LOWER là: =LOWER(text)
Ví dụ: =LOWER("EXCEL Thỉnh Vũ") sẽ được kết quả trả về là: excel thỉnh vũ
- Hàm TRIM: Là hàm loại bỏ khoảng trống thừa trong chuỗi ký tự. Hàm này có tính ứng dụng rất cao trong thực tế khi dùng để xử lý dữ liệu do người dùng gõ thừa dấu cách nên khi dùng các hàm excel khác như VLOOKUP, SUMIFS...làm kết quả tính toán bị sai thiếu hoặc lỗi. Cấu trúc hàm TRIM: =TRIM(text)
Ví dụ: =TRIM(" Excel Thỉnh Vũ ") sẽ được kết quả trả về là: Excel Thỉnh Vũ
- Hàm T: Là hàm xét giá trị là chuỗi hay là không phải chuỗi văn bản. Kết quả hàm này trả về là chính chuỗi văn bản đó hoặc trả về rỗng. Tức là: Nếu giá trị là chuỗi văn bản thì hàm T trả về chính văn bản đó, nhưng nếu giá trị là con số, ngày tháng, thời gian thì hàm T trả về kết quả là rỗng
Liên hệ tư vấn khóa học Excel cho người đi làm hoặc đặt hàng đào tạo tại doanh nghiệp
{Đt+Zalo} - 038 696 1334
0 Comment:
Đăng nhận xét