IFERROR là hàm xét lỗi và được sử dụng nhiều trong các bảng tính để thay thế giá trị lỗi hoặc lồng ghép công thức.
Cấu trúc hàm gồm 2 tham số: =IFERROR(value,value_if_error)
=> Nếu tham số đầu tiên trả về là kết quả lỗi thì hàm IFERROR sẽ lấy sang tham số thứ 2. Trong đó giá trị lỗi có thể là
- #N/A: Lỗi không tìm thấy khi dùng các hàm như VLOOKUP, HLOOKUP, MATCH, LOOKUP,...
- #DIV/0!: Lỗi chia một số cho 0
- #VALUE!: Lỗi sai kiểu giá trị, thường gặp khi thực hiện các phép tính sử dụng sai kiểu (Text*Number) hoặc lệch tọa độ giữa các vùng hoặc dùng hàm FIND, SEARCH không có ký tự thỏa mãn,...
- #NAME?: Khi người dùng gõ sai tên hàm hoặc tên Define hoặc tọa độ cột dòng
- #REF!: Sai tham chiếu, chủ yếu gặp trong các hàm tìm kiếm lấy cột trả về sai hoặc trỏ sai tên sheet
- #NULL, #NUM: Ít gặp, chủ yếu trong trường hợp sai tính toán về mặt con số
Trường hợp 1: Tham số thứ 2 value_if_error là 1 giá trị cố định
Đây là trường hợp phố biến nhất khi ứng dụng hàm IFERROR. Ví dụ: Dùng hàm VLOOKUP để tìm kiếm và lấy thông tin bên Sheet1. Khi không tìm thấy thì kết quả sẽ trả về là #N/A và người dùng muốn thay thế #N/A
- Nếu để trống khi lỗi thì công thức là: =IFERROR(VLOOKUP(A1,Sheet1!A:Z,2,0),"")
- Trả về giá trị nào đó khi lỗi thì công thức là:
=IFERROR(VLOOKUP(A1,Sheet1!A:Z,2,0),"Kiểm tra lại mã hoặc không có giá trị thỏa mãn"
Trường hợp 2: Tham số thứ 2 value_if_error là 1 biểu thức hoặc công thức tính toán
Trường hợp này sử dụng khi công thức đầu lỗi sau đó sẽ thay thế bằng công thức khác. Ví dụ: Hàm VLOOKUP tìm kiếm và lấy thông tin bên Sheet1. Nếu không tìm thấy ở Sheet1 thì tìm kiếm ở Sheet2
=IFERROR(VLOOKUP(A1,Sheet1!A:Z,2,0),VLOOKUP(A1,Sheet2!A:Z,2,0))
Nếu vẫn không tìm thấy và cần tìm kiếm ở sheet tiếp theo (ví dụ Sheet3) thì:
=IFERROR(IFERROR(VLOOKUP(A1,Sheet1!A:Z,2,0),VLOOKUP(A1,Sheet2!A:Z,2,0)),VLOOKUP(A1,Sheet3!A:Z,2,0))
Trong nhiều tình huống không nên lạm dụng hàm IFERROR ngay từ đầu trong mọi công thức. Vì khi công thức trả về lỗi thì người dùng cần kiểm tra lại công thức hoặc kiểm tra lại dữ liệu để tìm và xử lý vấn đề. Sau khi kiểm tra và xử lý thì mới sử dụng hàm IFERROR cho các tình huống chắc chắn lỗi.
Ngoài ra trong Excel hỗ trợ thêm hàm IFNA với cách sử dụng như IFEROR. Nhưng điểm khác biệt là:
- Hàm IFNA chỉ xét với lỗi #N/A
- Hàm IFERROR xét với tất cả các lỗi trong đó có cả lỗi #N/A
{Đt Zalo} - 038 696 1334
0 Comment:
Đăng nhận xét