Trong xử lý và tổng hợp dữ liệu chấm công thì rất nhiều doanh nghiệp áp dụng chính sách phạt đi muộn về sớm hoặc có xét đánh giá KPI, chuyên cần theo thời gian, số lần đi muộn về sớm. 

Bài viết trước đã chia sẻ về công thức tính số phút đi muộn (có xét đến làm nửa buổi). TẠI ĐÂY

CÔNG THỨC EXCEL TÍNH SỐ PHÚT VỀ SỚM

Tình huống: Cột C là cột giờ OUT, quy định giờ làm việc từ 8:00-12:00 và từ 13:00-17:00

- Nếu đi làm chỉ buổi sáng mà giờ OUT trước 12:00 thì sẽ là về sớm

- Đi làm chỉ buổi chiều hoặc đi làm cả ngày mà giờ OUT trước 17:00 thì sẽ là về sớm

Bước 1: Lập công thức quy chuẩn giờ OUT

- Nếu về trước 12:00 thì lấy bằng giờ OUT thực tế, nếu về từ 12:00-13:00 thì lấy 12:00

- Nếu về trước 17:00 thì lấy bằng giờ OUT thực tế, nếu về sau 17:00 thì lấy 17:00

Công thức tại cột C

=IF(C2="","",IF(--C2<TIME(12,0,0),--C2,IF(--C2<=TIME(13,0,0),TIME(12,0,0),IF(--C2<TIME(17,0,0),--C2,TIME(17,0,0)))))

Bước 2: Tính số phút về sớm căn cứ vào cột C đã quy chuẩn

Công thức tại cột D

=IF(D2="",0,IF(D2<=TIME(12,0,0),TIME(12,0,0)-D2,MAX(TIME(17,0,0)-D2,0)))*24*60


Nếu gộp 2 bước trên thành 1 công thức mà không thông qua cột phụ (cột quy chuẩn) thì công thức là:

=IF(C2="",0,IF(--C2<TIME(12,0,0),TIME(12,0,0)-C2,IF(--C2<=TIME(13,0,0),0,MAX(TIME(17,0,0)-C2,0))))*24*60

Ngoài ra còn các trường hợp như:

- Chấm nhiều IN, nhiều OUT. Khi đó cần lấy ra giờ nhỏ nhất là IN, giờ lớn nhất là OUT. Tham khảo TẠI ĐÂY (theo tình huống số 3)

- Chấm giờ IN, OUT trong cùng 1 cột và cần tách giờ IN, OUT riêng. Tham thảo TẠI ĐÂY

Liên hệ tư vấn khóa học Excel cho người đi làm & đặt hàng đào tạo tại doanh nghiệp

{Đt Zalo} - 038 696 1334



0 Comment:

Đăng nhận xét

Excel Thỉnh Vũ. Được tạo bởi Blogger.