Trong HR nói chung và Chấm công, tính lương nói riêng thì việc xử lý và tổng hợp công là công việc quan trọng và tiêu tốn nhiều thời gian, nó lệ thuộc vào bài toán quản trị và quy định của từng doanh nghiệp

Ví dụ:

- Chấm công máy, chấm công tay

- Quên chấm, chấm thiếu và thừa số lần quy định

- Tính đi muộn, về sớm, tăng ca

-....

CHIA SẺ CÔNG THỨC EXCEL TÍNH SỐ PHÚT ĐI MUỘN CÓ XÉT ĐI LÀM NỬA BUỔI

Giả lập bài toán: Công ty quy định giờ làm là từ 8:00-12:00 và 13:00-17:00, ngày chấm 2 lần (giờ In và giờ Out). Khi đó sẽ có phát sinh các tình huống như sau:

- Nếu vào sau 8:00 và trước 12:00 thì sẽ là đi muộn của buổi sáng

- Nếu vào sau 13:00 thì sẽ là đi muộn của buổi chiều (tức hôm đó nhân sự làm nửa buổi nhưng đi muộn)

Bước 1: Tạo cột phụ để quy chuẩn thời gian

Công thức ở cột D: Mục đích để xét theo các tình huống

- Nếu vào trước 8:00 thì tính là 8:00

- Nếu vào trước 12:00 thì tính theo giờ vào thực tế

- Nếu vào từ 12:00-13:00 thì tính là 13:00

- Nếu vào sau 13:00 thì tính theo giờ vào thực tế

=IF(B2="","",IF(--B2<TIME(8,0,0),TIME(8,0,0),IF(--B2<TIME(12,0,0),--B2,IF(--B2<TIME(13,0,0),TIME(13,0,0),--B2))))

Bước 2: Công thức tính số phút đi muộn

Công thức tại cột E và tham chiếu vào cột D vừa tạo

=IF(D2="","",IF(D2<TIME(12,0,0),MAX(D2-TIME(8,0,0),0),MAX(D2-TIME(13,0,0),0)))*24*60

Nếu đưa vào chung 1 công thức mà không thông qua cột phụ thì công thức là:

=IF(B2="","",IF(--B2<TIME(8,0,0),0,IF(--B2<TIME(12,0,0),B2-TIME(8,0,0),IF(--B2<TIME(13,0,0),0,B2-TIME(13,0,0)))))*24*60

Ngoài ra còn các trường hợp như:

- Chấm nhiều IN, nhiều OUT. Khi đó cần lấy ra giờ nhỏ nhất là IN, giờ lớn nhất là OUT. Tham khảo TẠI ĐÂY (theo tình huống số 3)

- Chấm giờ IN, OUT trong cùng 1 cột và cần tách giờ IN, OUT riêng. Tham thảo TẠI ĐÂY

Liên hệ tư vấn khóa học Excel cho người đi làm & đặt hàng đào tạo tại doanh nghiệp

{Đt Zalo} - 038 696 1334



0 Comment:

Đăng nhận xét

Excel Thỉnh Vũ. Được tạo bởi Blogger.