Cách tính thời gian tăng ca cơ bản sẽ là:
Thời gian tăng ca=Giờ ra (out)- Giờ ra quy định
Ví dụ: Giờ ra quy định là 17:00. Nếu Giờ out>Giờ ra quy định thì sẽ tính tăng ca.
Tuy nhiên, trong thực tế thì hay xảy ra vấn đề là: Giờ out thường phát sinh khá lẻ. Ví dụ 18:23. Khi đó sẽ phát sinh bài toán làm tròn thời gian tăng ca hay còn được gọi là block số phút tăng ca
Bài toán này sẽ chia thành 2 công thức là: Công thức tính thời gian tăng ca và công thức làm tròn thời gian tăng ca
Tình huống giả lập như sau: Giờ ra quy định là 17:00, sau thời gian này sẽ xét tính tăng ca và thời gian tăng ca sẽ tính theo số phút
Công thức tính thời gian tăng ca
*** Công thức: =MAX(A2-"17:00",0)*1440*** Công thức: =FLOOR(B2,20)
*** Cách dùng: Ô B2 chính là ô đã tính số phút tăng ca. Số phút tăng ca block là 20. Tức là: Nếu <20 phút thì không tính năng ca, nếu >=20 và <40 thì tính tăng ca,....
*** Gộp tính số phút chung vào 1 công thức: =FLOOR(MAX(A2-"17:00",0)*1440,20)
Công thức làm tròn thời gian tăng ca theo khoảng đồng hồ
Ví dụ: Từ 17:00-17:14 thì không tính, từ 17:15-17:44 thì tính 30 phút, từ 17:45-18:00 là 1 tiếng,...
*** Công thức: =MROUND(B2,30)
*** Cách dùng: ô B2 chính là ô đã tính số phút tăng ca, 30 là biên độ số phút làm tròn.
*** Gộp tính số phút chung vào 1 công thức: =MROUND(MAX(A2-"17:00",0)*1440,30)
Công thức làm tròn thời gian tăng ca theo khoảng đồng hồ (tiếp theo)
Ví dụ: Từ 17:00-17:19 không tính, từ 17:20-17:49 thì tính 30 phút, từ 17:50 đến 16:19 là 1 tiếng...
*** Công thức =MROUND(B2-10,30)
*** Gộp chung vào 1 công thức =MROUND(MAX(A2-"17:00",0)*1440-10,30)
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp có những quy định làm tròn thời gian lắt léo hơn hoặc có phân ca kip thì công thức phải lồng ghép phức hợp hơn. Bài viết này đưa ra 2 trường hợp đơn giản và hay gặp về tính làm tròn thời gian tăng ca
Liên hệ tư vấn khóa học Excel cho người đi làm hoặc đặt hàng đào tạo tại doanh nghiệp
{Đt+Zalo} - 038 696 1334
0 Comment:
Đăng nhận xét