Trong thực tế thì bài toán tính lương tháng 13 rất đa dạng, mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định khác nhau. Thậm trí trong cùng một doanh nghiệp thì mỗi bộ phận hoặc mỗi chức danh sẽ có quy định khác nhau về khoản lương thưởng tháng 13 này. Bài viết sẽ chia sẻ một số tình huống phổ biến nhất


Tình huống 1: Tính lương tháng 13 theo số tháng làm việc trong năm và mức lương trung bình năm

Công thức tổng quát: 

Lương tháng 13 = Hệ số * Lương trung bình năm *Số tháng làm việc trong năm/12

Trong đó:

- Hệ số thường là số tháng lương được hưởng. Hệ số này thường là 1. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp làm ăn tốt hoặc chức vụ quan trọng có đóng góp nhiều cho doanh nghiệp thì hệ số này có thể là 2, 3, 4,....Hệ số này thường sẽ có bảng quy định riêng và sẽ dùng hàm tìm kiếm (ví dụ VLOOKUP) để lấy thông tin hệ số sang

- Lương trung bình năm: Là lương trung bình cộng của các tháng trong năm. Thường thì lương mỗi tháng sẽ được lập ở sheet khác hoặc file khác nhau. Do vậy, để tính lương trung bình thì phải lập bảng báo cáo tổng hợp lương cả năm và từ đó tính ra lương trung bình. Xem hướng dẫn tổng hợp lương cả năm TẠI ĐÂY

- Số tháng làm việc trong năm: Xem hướng dẫn cách tính số tháng làm việc trong năm TẠI ĐÂY

Như vậy, để tính ra lương tháng thứ 13 cho trường hợp này thì công thức chỉ là phép tính nhân chia bình thường

Tình huống 2: Tính lương tháng 13 theo số tháng làm việc trong năm, mức lương trung bình năm và thâm niên công tác

Công thức tổng quát:

Lương tháng 13 = Hệ số * Lương TB năm *Số tháng LV trong năm/12 + Số năm thâm niên * Số tiền

Tình huống này khác tình huống số 1 ở phần "Số năm thâm niên * số tiền". Ở phần này quy định cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp

Xem hướng dẫn cách tính số năm thâm niên TẠI ĐÂY

Khi đó, đơn giản nhất là sẽ lấy Số năm thâm niên * Số tiền. Tuy nhiên có những trường hợp sẽ theo block khoảng năm. Ví dụ: Tính theo block 3 năm thì khi đó sẽ kết hợp với hàm INT như sau

=INT(Số năm thâm niên/3) * Số tiền

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn áp dụng số tiền hưởng khác nhau theo từng block thâm niên. Trong trường hợp này thì phải tạo 1 quy định số tiền tương ứng với thâm niên và dùng hàm tìm kiếm tham chiếu sang.

Tình huống 3: Tính thưởng theo mức khoảng thâm niên

Trường hợp này sẽ quy định từng khoảng thâm niên sẽ được hưởng mức thưởng bao nhiêu.

Vi dụ như sau: Từ 0 đến dưới 6 tháng thưởng 2 triệu, từ 6 tháng đến dưới 12 tháng thưởng 4 triệu, từ 12 tháng đến dưới 36 tháng thưởng 6 triệu, từ 36 tháng đến dưới 60 tháng thưởng 9 triệu và trên 60 tháng thì thưởng 12 triệu

Với ví dụ trên thì từ kết quả số tháng thâm niên (xem hướng dẫn tính số tháng thâm niên TẠI ĐÂY) và giả sử ô B1 là ô kết quả số tháng thâm niên thì công thức tính thưởng là

=LOOKUP(B1,{0,6,12,36,60},{2,4,6,9,12}*10^6)

Trong đó: 

- {0,6,12,36,60} là các mức tháng thâm niên nhỏ nhất của từng khoảng

- {2,4,6,9,12}*10^6 là mức tiền thưởng tương ứng với từng khoảng

Khi đó, nếu doanh nghiệp có nhiều mức thưởng và khoảng quy định thâm niên thưởng khác thì chỉ cần thay đổi cấu trúc 2 mảng trên.


Liên hệ tư vấn khóa học Excel cho người đi làm & đặt hàng đào tạo tại doanh nghiệp

{Đt Zalo} - 038 696 1334


0 Comment:

Đăng nhận xét

Excel Thỉnh Vũ. Được tạo bởi Blogger.