Trong phát sinh thực tế thì có nhiều trường hợp nhân sự được chuyển sang ký hợp đồng lao động chính thức vào ngày giữa tháng chứ không phải ngày đầu tháng. Khi đó, tại tháng ký hợp đồng thì người lao động sẽ có 2 loại công là công thử việc và công chính thức
Tình huống ví dụ: Tháng đang chấm công là tháng 10/2022 thì có trường hợp NV02 vào làm từ 22/08 và được nhận chính thức vào ngày 21/10. Khi đó trong tháng 10 thì từ ngày 1-20 sẽ tính công thử việc và từ ngày 21-31 sẽ tính công chính thức.Khi đó trong 1 bảng chấm công sẽ có người đang trong thời gian thử việc, có người cả thử việc cả chính thức, có người chính thức nên khi làm công thức chấm công phải tính toán cho các trường hợp này.
Trường hợp 1: Đối với lưới chấm công theo ký hiệu
Ký hiệu: x là 1 công, x/2 là nửa công, O là nghỉ không công
Vùng dữ liệu: D3:AH3 là ngày trong tháng, Từ D4:AH4 trở xuống là lưới dữ liệu chấm công theo từng nhân viên
Công thức tính công thử việc=SUMPRODUCT(COUNTIFS($D$3:$AH$3,"<"&C4,$D$3:$AH$3,">="&B4,D4:AH4,{"x","x/2"})*{1,0.5})
Công thức tính công chính thức
=SUMPRODUCT(COUNTIFS($D$3:$AH$3,">="&C4,D4:AH4,{"x","x/2"})*{1,0.5})
Tham khảo cách sử dụng công thức tổng hợp công theo nhiều ký hiệu TẠI ĐÂY
Trường hợp 2: Đối với lưới chấm công theo số
Quy định: Từ 8 tiếng trở lên thì tính 1 công, dưới 8 tiếng thì số công =số tiếng/8, O hoặc V là nghỉ không lương
Vùng dữ liệu: D3:AH3 là ngày trong tháng, Từ D4:AH4 trở xuống là lưới dữ liệu chấm công theo từng nhân viên
Công thức tính công thử việc:=SUMPRODUCT(($D$3:$AH$3>=B4)*($D$3:$AH$3<C4)*TEXT(D4:AH4,"[>=8]8;[<8]0.0;""0"";""0""")/8)
Công thức tính công chính thức:
=SUMPRODUCT(($D$3:$AH$3>=C4)*TEXT(D4:AH4,"[>=8]8;[<8]0.0;""0"";""0""")/8)
{Đt Zalo} - 038 696 1334
0 Comment:
Đăng nhận xét