Từ phiên bản Office 2019 trở lên, Microsofts bổ sung hàm IFS cho Excel. Bài viết này sẽ chia sẻ điểm khác biệt và cách sử dụng hàm IFS và hàm IF trong Excel

1. Xét về cấu trúc

Cấu trúc hàm IF: =IF(logical_test,value_if_true,value_if_false)

Và cấu trúc hàm IFS: =IFS(logical_test1, value_if_true1, [logical_test2, value_if_true2], [logical_test3, value_if_true3],…)

=> Hàm IFS chỉ xét điều kiện nếu là TRUE thì lấy ra kết quả, còn hàm IF thì xét điều kiện nếu là TRUE thì lấy ra kết quả là gì và nếu là FALSE thì lấy ra kết quả là gì

Ví dụ tình huống: Nếu điểm thi Test từ 5 trở lên thì PASS, còn lại là FAIL thì

- Với hàm IF: =IF(A1>=5,"PASS","FAIL")

- Với hàm IFS: =IFS(A1>=5,"PASS",A1<5,"FAIL")

2. Xét khi lồng ghép nhiều điều kiện

Với hàm IF khi lồng ghép thì có 2 kiểu phổ biến

- Kiểu 1: Lồng ghép ở tham số value_if_true

=IF(logical_test1,IF(logical_test2,IF(logical_test3,...)

Kiểu này tương đương với IF kết hợp với AND

=IF(AND(logical_test1,logical_test2,logical_test3,...),...)

- Kiểu 2: Lồng ghép ở tham số value_if_false

=IF(logical_test1,value_if_true1,IF(logical_test2,value_if_true2,IF(logical_test3,value_if_true3,...)

Khi chuyển 2 kiểu lồng ghép (ở trên) của hàm IF về hàm IFS thì

- Kiểu 1: IFS kết hợp với AND

=IFS(AND(logical_test1,logical_test2,logical_test3,...),...)

- Kiểu 2: IFS sẽ truyền các tham số theo từng cặp logical_test và value_if_true

=IFS(logical_test1,value_if_true1,logical_test2,value_if_true2, logical_test3,value_if_true3,...)


Ví dụ công thức cho kiểu 2: Xếp loại KPI

Yêu cầu: Nếu KPI>=9 xếp loại A, KPI<9 và >=8 xếp loại B, KPI<8 và >=7 xếp loại C, KPI<7 và >=6 xếp loại D, KPI<6 và >=5 xếp loại E, KPI<5 xếp loại E

Công thức IF:

=IF(B2>=9,"A",IF(B2>=8,"B",IF(B2>=7,"C",IF(B2>=6,"D",IF(B2>=5,"E","F"))))

Công thức IFS:

=IFS(B2>=9,"A",B2>=8,"B",B2>=7,"C",B2>=6,"D",B2>=5,"E",B2<5,"F")

=> Như vậy, khi dùng hàm IFS lồng ghép lấy ra kết quả TRUE thì công thức sẽ ngắn hơn và ít dấu ngoạc hơn (giảm sai xót đóng ngoạc sai)

Ngoài ra, với bài toán ví dụ theo kiểu 2 thì người dùng có thể dùng hàm VLOOKUP, LOOKUP thì công thức sẽ ngắn hơn. Ví dụ hàm LOOKUP: =LOOKUP(B2,{0,5,6,7,8,9},{"F","E","D","C","B","A"})

Liên hệ tư vấn khóa học Excel cho người đi làm hoặc đặt hàng đào tạo tại doanh nghiệp

{Đt Zalo} - 038 696 1334



0 Comment:

Đăng nhận xét

Excel Thỉnh Vũ. Được tạo bởi Blogger.