Hàm SUMIF và SUMIFS là 2 hàm tính tổng nhiều điều kiện được sử dụng rất nhiều trong thực tế. Trong đó SUMIF là hàm tính tổng thỏa mãn 1 điều kiện và SUMIFS là hàm tính tổng thỏa mãn nhiều điều kiện. Khi đó, nếu dùng SUMIFS với 1 điều kiện thì tương đương như dùng SUMIF và chỉ khác nhau chút ít về thứ tự các tham số.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÀM SUMIFS KẾT HỢP VỚI HÀM SUMPRODUCT
Tình huống ví dụ như sau: Tính tổng chi phí của 3 mã bộ phận TC, VP, NS thì công thức thông thường sẽ là dùng 3 hàm SUMIFS cộng lại với nhau=SUMIFS(D:D,C:C,"NS")+SUMIFS(D:D,C:C,"TC")+SUMIFS(D:D,C:C,"VP")
Nếu đưa 3 giá trị TC, VP, NS vào trong 1 mảng và truyền vào hàm SUMIFS và kết hợp với SUMPRODUCT thì công thức như sau:
=SUMPRODUCT(SUMIFS(D:D,C:C,{"KD","TC","VP"}))
Ngoài ra, nếu đưa 3 giá trị KD, TC, VP nhập vào 3 ô F1:F3 thì công thức sẽ là
=SUMPRODUCT(SUMIFS(D:D,C:C,F1:F3))
Tình huống này dùng chỉ 1 điều kiện thì có thể dùng hàm SUMIF như sau:
=SUMPRODUCT(SUMIF(C:C,{"KD","TC","VP"},D:D))
Như vậy, trong trường hợp cần tính tổng của nhiều đối tượng đồng thời mà kết hợp giữa SUMIFS và SUMPRODUCT với mảng thì công thức sẽ được rút ngắn đi rất nhiều
Trường hợp có từ 2 điều kiện trở lên. Giả sử cần tính tổng chi phí của 3 mã bộ phận TC, VP, NS và mã chi phí loại F (cột mã chi phí có ký tự đầu tiên là F) thì công thức ghép giữa SUMPRODUCT và SUMIFS là
=SUMPRODUCT(SUMIFS(D:D,B:B,"F*",C:C,{"KD","TC","VP"}))
Liên hệ tư vấn khóa học Excel cho người đi làm hoặc đặt hàng đào tạo tại doanh nghiệp
{Đt+Zalo} - 038 696 1334
0 Comment:
Đăng nhận xét