Excel ở các bản mới được bổ sung thêm các hàm logic giúp công thức ngắn gọn và giảm lồng ghép hơn

HÀM IFNA - Chỉ có từ Office 2013 trở lên

*** Cấu trúc hàm IFNA: =IFNA(value,value_if_na)

*** Cách dùng hàm IFNA: Hàm IFNA hoạt động tương tự như hàm IFERROR. Tuy nhiên hàm IFNA chỉ áp dụng với lỗi #N/A. Cụ thể, khi làm công thức sẽ có các lỗi kết quả gồm: #N/A, #VALUE!, #DIV/0!, #NUM!, #NAME?, #REF, #NULL thì hàm IFERROR áp dụng với tất cả các lỗi này, còn hàm IFNA chỉ áp dụng với lỗi kết quả là #N/A. Do vậy, IFNA dùng kết hợp chủ yếu với các hàm tìm kiếm như: VLOOKUP, HLOOKUP, MATCH, XLOOKUP

*** Ví dụ: =IFNA(VLOOKUP(A1,DATA!A:C,3,0),"Không tìm thấy")

Hàm IFS - Có từ Office 2019 trở lên

*** Cấu trúc hàm IFS: =IFS(logical_test1,value_if_true1,[logical_test2,value_if_true2],...

*** Cách dùng hàm IFS: Hàm IFS xét lần lượt các biểu thức logic (logical_test) từ trái sang phải, biểu thức logic nào trả về TRUE thì sẽ nhận value_if_true. Hàm IFS được phép sử dụng tối đa 127 điều kiện

*** Ví dụ hàm IFS: xét học lực

 =IFS(A1<3.5,"Kém",A1<5,"Yếu",A1<7,"Trung bình",A1<8,"Khá",A1<9,"Giỏi",A1<=10,"Xuất sắc")

Nếu dùng theo hàm IF thông thường thì sẽ có khoảng 5 hàm IF lồng nhau và tương đương với đóng mở ngoạc nhiều và dễ nhầm lẫn hơn. Ngoài ra bái toán này có thể thay thế bằng cách dùng Vlookup, Lookup

Liên hệ tư vấn khóa học Excel cho người đi làm hoặc đặt hàng đào tạo tại doanh nghiệp

{Đt+Zalo} - 038 696 1334


0 Comment:

Đăng nhận xét

Excel Thỉnh Vũ. Được tạo bởi Blogger.